Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

[C++] Bài 3: Tên và Kiểu dữ liệu trong C++


1. Tên trong C++

Các từ khoá trong C/C++

Auto
Break
Case
Char
Continue
Default
Do
Double
Enum
Extern
Float
For
If
Int
Long
Register
Short
Signed
Sizeof
Static
Switch
Typedef
Union
Unsiged
Volatile
while












Các từ khoá trong C++

Asm
Bool
Catch
Class
Delete
Dynamic_cast
Explicit
False
Inline
Mutable
Namespace
New
Private
Protected
Public
Reinterpret_cast
Static_cast
Template
This
Throw
Try
Typeid
Typename
Using
Wchar_t













Quy ước đặt tên trong C++

Trong một chương trình C++, chúng ta sử dụng rất nhiều tên hay định danh (identificater) như tên chương trình, tên hàm, tên biến,… Với mỗi tên trong chương trình ta phải khai báo chúng trước khi được sử dụng.

Tên là dãy các ký tự liền nhau bao gồm các chữ cái thường a, b, c,…, các chữ cái hoa A, B, C,…, các chữ số 0, 1, 2,…, và dấu gạch dưới _. Tên không thể bắt đầu bằng chữ số và không chứa các ký tự đặc biệt khác.

Ví dụ:

Tên đúng: abc123_, Abc12345,…

Tên sai: 123abc, #ab

Trong C++ phân biệt chữ thường và chữ hoa nên các tên như PI, pi, Pi, pI là khác nhau.
Tên không được trùng với các từ khoá có sẵn trong C++.

Chú thích trong C++

Khi viết một chương trình, để giải thích rõ các câu lệnh, các hàm hay mục đích sử dụng của các biến ta thường sử dụng chú thích. Việc sử dụng chú thích là không bắt buộc nhưng vô cùng cần thiết để thể hiện sự chuyên nghiệp và dễ hiểu cho chương trình mình viết ra.

Chú thích trong C++ được đặt sau dấu // nếu chỉ chú thích trên một dòng, khi hết dòng thì chú thích chấm dứt. Nếu muốn chú thích trên nhiều dòng, ta sử dụng cặp /* để bắt đầu và */ để kết thúc chú thích.
Ví dụ:
/*đây là chương trình đầu tiên của tôi
chương trình mang tên Hello World!!*/
int main()//Hàm main
{
     cout << “Hello World!!”<<endl;
     return 0;
}

2. Các kiểu dữ liệu trong C++

Kiểu dữ liệu dựng sẵn

Kiểu dữ liệu (Data type) có thể hiểu là một tập hợp các giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận được và trên đó xác định một số phép toán.
Trong C/C++ có 5 kiểu dữ liệu cơ bản gồm
      char               Kiểu dữ liệu ký tự
      int                Kiểu dữ liệu số nguyên
      float             Kiểu dữ liệu số thực
      double          Kiểu dữ liệu số thực chính xác kép
      void               Kiểu dữ liệu không gì cả
Kiểu dữ liệu char (character) là kiểu dữ liệu ký tự có bộ nhớ lưu trữ cho mỗi hằng/biến là 1 byte (8 bits), các ký tự được biểu diễn bằng chữ cái nằm trong dấu nháy đơn: ‘A’, ‘a’, ‘9’,…
Kiểu dữ liệu int (integer) là kiểu dữ liệu số nguyên có bộ nhớ lưu trữ là 2 bytes (16 bits) có khả năng biểu diễn được các số nguyên có giá trị từ -32768 đến 32767.
Kiểu dữ liệu float là kiểu dữ liệu số thực lưu trữ các dữ liệu chứa phần thập phân có bộ nhớ lưu trữ là 4 bytes (32 bits).
Kiểu dữ liệu double là kiểu số thực có bộ nhớ lưu trữ là 8 bytes (64 bits).
Kiểu void là kiểu dữ liệu không lưu trữ gì cả và không có giá trị trả về sau khi chạy chương trình.
Ví dụ:
int main()
{
     char x = ‘a’;
     int n = 100;
     float f = 1.234;
     double m = 0.8084397;
     //Your code here
     return 0;
}
Với các kiểu dữ liệu cơ bản trên ta có các kiểu dữ liệu mở rộng của chúng tương ứng như long int, long double,…
Ngoài ra, C++ cung cấp thêm hai kiểu dữ liệu nứa đó là
      bool               kiểu dữ liệu logic trả về giá trị đúng (true) hoặc sai (fale)
            wchar_t         kiểu dữ liệu ký tự mở rộng của char, sử dụng 16 bits thay vì 8 bits như char giúp ta viết được các ký tự không nằm trong bảng ASCII.

Kiểu dữ liệu bậc cao, người dùng tự định nghĩa

Ta có các kiểu dữ liệu bậc cao hơn như sau
            array             tập các phần tử có cùng kiểu dữ liệu (dãy)
            pointer         con trỏ, trỏ vào địa chỉ của ô nhớ
            reference     tham chiếu, khá giống con trỏ nhưng kém hiệu quả hơn
            structure     kiểu cấu trúc
            union             kiểu liên minh, một ô nhớ có thể chứa nhiều kiểu dữ liệu
            class             lớp, cao cấp hơn cáu trúc, là cơ sở của lập trình hướng đối tượng
Các kiểu dữ liệu bậc cao và người dùng định nghĩa sẽ được trình bày cụ thể tại các bài riêng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét