Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

[Universe] Part 2: Galaxies, Dark Matter and Dark Energy…

       Trước hết là về Galaxies, Universe của chúng ta lấp đầy bởi 100 tỉ Galaxies (nhìn có vẻ như vũ trụ không vô tận như chúng ta biết), cơ mà đấy là con người ta dự đoán thế, ai biết có đúng là chỉ có từng ấy không. Mỗi Galaxy lại chứa vài trăm triệu đến hàng tỉ tỉ ngôi sao nữa (nhiều vãi), nó có hình ellipse, xoắn ốc,ect. Nói về độ lớn của Galaxy nhé, đơn giản là ta lấy ví dụ Milky Way đi (Dải Ngân Hà mà ta đang ở đó), Milky Way có đường kính 100 ngàn năm ánh sáng, có vẻ ít, một năm ánh sáng theo như ta tính được là nó vào khoảng 9,461E(12)km tức là khoảng 10 ngàn tỉ kilometer, từ đó ta tính được Milky Way có đường kính vào khoảng 1E(18)km – khoảng 1 tỉ tỉ kilometer. Nếu ta đi bộ với vận tốc 5km trên giờ thì ta mất khoảng 2E(13) năm – khoảng 2 ngàn tỉ năm (vũ trụ toi lâu r). Nếu ta dùng tàu điện ngầm nhanh nhất thế giới hiện nay (431km/h) thì “chỉ” mất khoảng 264 tỉ năm (vũ trụ của chúng ta là 13,7 tỉ năm tuổi nhé) và nếu dùng vận tốc vũ trụ cấp 1 (để phóng vệ tinh quay xung quanh trái đất – 7,9km/s) thì ta chỉ mất 4 tỉ năm thôi là đi hết Milky Way.ahihi.
       Như chúng ta đã biết ở tập trước (Universe, Light and Black Holes) thì Galaxies được hình thành nhờ Black Holes (nghe điêu điêu), chính xác là vậy, mọi ngôi sao, hành tinh, thiên thể, bụi bặm của một thiên hà đều quay xung quanh một Supermassive Black Hole tại tâm của thiên hà. Nhờ lực hấp dẫn cực lớn của Black Hole nên các hành tinh, sao trong thiên hà bị kéo vào một quỹ đạo chuyển động xung quanh Black Hole giống như cách mà trái đất và 7 hành tinh còn lại quay xung quanh mặt trời vậy.
       Rồi thế nói luôn về lực hấp dẫn (Gravity) nhé. Gravity – lực hấp dẫn, trọng lực,… – là lực hút, tác động giữa các thiên thể có khối lượng với nhau. Lực hấp dẫn giữa hai vật được tính bằng tích giữa hằng số hấp dẫn G (mình chẳng biết nó gọi thế đúng không) với khối lượng hai vật và chia cho bình phương khoảng cách giữa hai vật đó, G = 6.67E(-11). Nói cách khác mỗi vật có khối lượng đều có lực hấp dẫn nhất định, thế nên nếu bạn bị cảm nắng đứa nào thì mình đảm bảo lực hấp dẫn của nó lớn, hay chính xác hơn nó nặng chịch, béo ị (suy nghĩ kỹ nhé vì lực hấp dẫn quá lớn là không dứt ra được đâu).
       Đó là nói về lực hấp dẫn. Vì Black Hole có lực hấp dẫn quá lớn nên nó hút tất cả mọi thứ gần nó vào xung quanh nó, và cái bọn sao thấy hấp dẫn lớn lại cứ đâm đầu vào (chết vì dzai/gái đẹp mà) sau đó bị nuốt sống mà có chừa đâu @@. Nhưng vì sao Black Hole lại có lực hấp dẫn lớn như vậy, cái này tui chịu, do nó sụp đổ vì một ngôi sao cực lớn với lượng vật chất cũng bị nén quá nhiều nên chắc Black Hole khá nặng (gấp tầm vài triệu, vài chục triệu lần so với the Sun của chúng ta). Đấy, đứa nào nặng thì đứa ấy có quyền. :3
       Nhưng một vấn đề nảy sinh ở đây là Black Hole nó có hấp dẫn mạnh thế thì nó có ăn hết cả một Galaxy không nhỉ? Chắc chắn là không rồi, Gravity rất đặc biệt, mày hút tao thì tao cũng hút mày chứ, nhưng vì mình bé hơn so với nó nên mình phải chạy vòng quanh nó thôi. Trên thực tế, hầu hết các sao bay xung quanh Black Hole khá “an toàn”. Điều khiến một vậy quay xung quanh một vật (một tâm quay) là nhờ một lực có tên là lực hướng tâm (centripetal force) có xu hướng kéo vật vào trong tâm, tuy nhiên cùng với Centripetal Force, ta có thêm Centrifugal Force (lực ly tâm) cân bằng với nó và có xu hướng kéo vật ra xa nên ta được sự ổn định quỹ đạo hình tròn cho một vật chuyển động (lý tưởng). Tuy nhiên, ngoài kia thì nó không lý tưởng (về nhiệt độ, đồng chất, ngoại lực,etc.) do đó quỹ đạo của các hành tinh là hình Ellipse. Một ngôi sao chỉ chết khi nó quá gần so với Black Hole thôi. Lúc đó nó sẽ bị kéo vào trong tâm Black Hole, nhưng vì khoảng cách giữa các phần là khác nhau nên nó chịu lực khác nhau, mạnh ở gần, yếu ở xa, do đó nó bị kéo dài và xé vụn ra như chúng ta thấy trên ti vi ấy @@.RIP.
       Tuy nhiên, Black Hole không mạnh thế đâu, nếu nó mạnh để gắn kết các thiên thể, sao,etc. thành một cụm như vậy thì nó là super super super Supermassive Black Hole mất, và khi đó thì nó ăn hết sạch rồi, có gì để tạo thành Galaxy nữa đâu. Cái mà gắn kết các thành viên trong Galaxy với nhau đó là một thứ được gọi là Dark Matter (vật chất tối). Cái này là thứ quan trọng lắm nhé, nó chiếm đến 27% Universe và ảnh hưởng tới mọi thứ, nó chính là người gắn kết các thành viên trong Galaxy lại với nhau (chứ không phải Black Hole nhé).
       Cơ mà nếu cứ liên kết mọi thứ lại thì Universe nở ra kiểu gì? Nó phải co lại chứ?? Thực tế ta chỉ biết đến 4,9% của vũ trụ đó là vật chất thông thường (Ordinary Matter) mà ta nhìn thấy hàng ngày (sao, hành tinh,etc.) và trên kia là 26,8% vật chất tối mà thôi. Vậy còn phần còn lại đâu, nó đây, 68,3% Universe là Dark Energy (năng lượng tối). Thanh niên này alf tác nhân đẩy các Galaxies ra xa nhau, alf nguyên nhân của sự nở của vũ trụ, và tin hay không tuỳ các bác, hàng tỉ tỉ năm nữa các Galaxies bị đẩy ra xa nhau và khi đó sẽ chẳng còn sao trăng gì nữa, chẳng còn Thiên Hà, Ngân Hà gì nữa, tất cả lại trở về hư không…
       Định nói nốt về việc Galaxies “nện” nhau nhưng mà thôi, chỉ túm lại là khoảng vài tỉ năm nữa Milky Way của chúng ta sẽ “xúc” nhau với Andromeda Galaxy (Thiên hà Tiên Nữ) và cả 2 sẽ biến mất, chỉ còn lại Milkomeda (tên hỗn hợp của 2 thiên hà trên) thôi.hic. 
#Thewilf

0 nhận xét:

Đăng nhận xét