Download Visual Studio

You can download Visual Studio here.

Download Dev C++

You can download Dev C++ here.

Download Python

You can download Python here.

Vài điều cho các bạn trẻ

Quà tặng cuộc sống.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

[Universe] Part 3: Stars, Supernovae and Gamma-ray burst

       Định viết về tụi nó lâu rồi nhưng nói thật là khó bome, những cái được học thì làng nhàng, wiki thì tiếng Anh ngu như bò, sách thì không có. Thôi thì cứ cố viết những gì mình được biết về tụi nó ra đây để chuyển sang part4 cho nhanh @@.
       Trước hết là về Stars, ngày trước hồi bé tí bé tẹo chỉ biết "chiếc đèn ông Star, Star 5 cánh tươi màu" thôi, ngày ấy cứ nghĩ cái cục 5 cánh ấy nó lơ lửng trên đầu. Đấy, rõ ràng Star là một quả cầu cháy sáng mà, vậy sao người ta lại nói sao có 5 cánh nhỉ? Theo mình thì tại vì nó khá xa chúng ta, khi ngước lên bầu trời đêm, mỗi ngôi sao bạn nhìn thấy nó bé tẹo ấy thì thật ra nó lớn hơn mặt trời của chúng ta nhiều lần, nhưng vì chúng quá xa nên bị ánh sáng của mặt trời che lấp mất vào ban ngày, do đó ta chỉ nhìn thấy chúng vào ban đêm. Và cũng bởi vì chúng quá xa nên khi ánh sáng đến với chúng ta thì nó toe toét ra như kiểu chúng có cánh sắc nhọn vậy, do đó ta thấy sao 5 cánh là chuyện bình thường (đây là mình đoán nhé). Đến đây có thể ta thắc mắc là tại sao mấy ngôi sao Hôm/Mai (sao Kim), sao Mộc (khó nhìn thấy) mà ta thấy trên bầu trời lại không to hơn mặt trời như mình nói trên kia. Đơn giản, nó đếch phải sao nhé, (chúng là các hành tinh (Planets), về Planets, chắc part4 ta sẽ nói về chúng), nên thật ra mình không thích cách đặt tên tiếng Việt của chúng lắm, cứ để nguyên tên tiếng Anh (Venus và Jupiter) lại hay, không bị nhầm lẫn giữa sao và hành tinh.
       Có thể nói Stars là kẻ thống trị Vũ trụ này, mọi thiên hà được lấp đầy bởi các ngôi sao, kích thước của chúng dựa trên số lượng sao. Đơn giản như ở Milky Way của chúng ta có hơn 100 tỉ Stars và cứ nhân lên với cả trăm tỉ thiên hà khác ta sẽ được số lượng sao khủng khiếp ở vũ trụ này. Stars được sinh ra nhờ những phản ứng của bụi và khí trong các "vườn ươm sao" gọi là tinh vân (Nebula), hiểu một cách đơn giản thì trong các tinh vân chứa bụi và khí của vũ trụ, chúng cuộn lại với nhau tạo thành một bao lớn giả sử nó như một cái kén đi, trong lớp vỏ này, bụi khí phải ứng với nhau đánh nhau chí choé để tạo nên một ngôi sao. Trong vũ trụ thì phổ biến nhất đó là Hidro, nó là nguyên tố đơn giản nhất vì chỉ có một hạt nhân nên nó phổ biến nhất. Hidro, lực hút/trọng lực và thời gian, thêm một chút bụi nữa và trộn đều là ta có một ngôi sao rồi :)))
       Thực ra thì nó không dễ thế đâu @@. Còn nhớ Black Holes chứ? Đó, nó như thế đấy, lực hút nén các thành phần bụi khí lại thành một quả cầu siêu đặc, siêu nóng và ngày càng dày lên, các đám mây bụi xung quanh thì tạo ra một đĩa tròn khổng lồ (lớn hơn cái Solar System của chúng ta nhiều) quanh xung quanh tâm. Càng ngày ngôi sao sơ sinh ở tâm càng đặc và nóng lên, rồi như kiểu Black Holes bội thực, nó cũng phát ra một dòng năng lượng trải dài nhiều năm ánh sáng (như kiểu một chuẩn tinh ấy). Rồi sau đó hàng ngàn năm, ngôi sao sơ sinh ấy nhỏ lại, nóng lên hơn bao giờ hết, nếu dùng nhiệt kế cặp nhiệt độ cho em nó thì nó nhảy lên tầm 15 triệu vạch Celsius tính từ điểm 0. Và rồi, em nó bừng sáng (thực ra là bốc cháy) trong hàng ngàn, hàng triệu thậm chí là hàng tỉ năm.
       Stars sử dụng Hidro trong lõi phục vụ cho các phản ứng nhiệt hạch, đốt cháy Hidro là sở thích của chúng. Trong hơn 4 tỉ năm qua, Mặt trời của chúng ta làm vậy để duy trì hoạt động của nó. Tuy nhiên, chính điều đó làm cho các ngôi sao của chúng ta giống như một quả bom H khổng lồ (thứ bom mạnh nhất mà con người từng tạo ra). Vậy tại sao chúng không "bùm", à, là nhờ lực hút hay nói cách khác là sự nén lại của trọng lực của bản thân mỗi ngôi sao. Có thể hiểu đơn giả như sau, mỗi ngôi sao là một cuộc nội chiến giữa trọng lực và phản ứng đốt cháy (đúng hơn là phản ứng nhiệt hạch) Hidro, chúng đấu tranh lẫn nhau duy trì hoạt động của ngôi sao (một thằng đòi banh ra còn thằng kia thì cố khép lại).
       Về ánh sáng, năng lượng và nhiệt của ngôi sao tạo ra, cái này khá dài, nhưng ta chỉ cần hiểu nó là nhờ các photon siinh ra trong các phản ứng nhiệt hạch.
       Rồi, sinh ra rồi, hoạt động rồi, bây giờ đến lúc chết (time to die :v). Đơn giản thôi, đốt mãi thì cũng phải hết Hidro thôi (mặt trời của chúng ta mỗi giây đốt hết 600M tấn Hidro) và chết là điều tất nhiên. Nói cách khác, chiến tranh đã tìm ra kẻ thắng cuộc đó là trọng lực (Gravity). Ta sẽ tưởng tượng trọng lực thắng phản ứng nhiệt hạch và ngôi sao bé lại đúng không. No, No, trọng lực thắng, lúc ấy ngôi sao bị hút vào trong, tuy nhiên, phản ứng nhiệt hạch, tổng hợp lúc ấy không phải mất đi nhé, chúng hoạt động bình thường, chỉ là không đủ để cân bằng trọng lực thôi. Và điều trái ngược lại xảy ra, lõi co vào nhưng vỏ lại nóng lên, khí nở ra và làm ngôi sao bự tổ chảng hơn bao giờ hết.
       7 tỉ năm nữa, bạn sẽ không nhìn thấy trái đất tươi đẹp này nữa đâu. Mặt trời lúc ấy đốt hết Hidro và chết dần, nó phình ra hàng trăm triệu km và nuốt chửng trái đất. Khi ấy bình minh của chúng ta không phỉa là "Lòng đỏ trứng gà" xa xa mà là quả cầu đỏ lòm siêu bự mà bạn có thể chạm vào nó (đùa thôi) lúc ấy mặt đất nóng chảy và đại dương bốc hơi hết rồi. Trái Đất chính thức tím.
Khi ngôi sao phình ra hết cỡ, hết Hidro, chúng đốt các thứ khác, Heli chẳng hạn và dần dần nó tan tành.
       Tuy nhiên, điều thú vị vẫn còn ở đây, ta nhớ cái lõi co vào không? Đó, nó đó, nó không mất đâu, nó trở thành sao lùn trắng siêu đặc (trường hợp của mặt trời) , siêu nóng, nó đặc hơn trái đất hàng triệu lần, đơn giản có thể tưởng tượng rằng bạn đặt một viên vật chất nhỏ nhỏ lấy từ sao lùn trắng lên bề mặt đất, nó nặng tới mức sụt luôn xuống sâu trong lòng đất. Nhưng thật tuyệt vời, cái sao lùn trắng ấy lại là quả cầu Cacbon khổng lồ do quá trình tổng hợp các nguyên tử sinh ra. Điều đó có nghĩa là ta có một quả cầu kim cương to gần bằng trái đất ở chỗ mặt trời hiện nay, cách trái đất có 8p ánh sáng, lúc ấy tha hồ mà khai thác kim cương.ahihi.
       Đấy là cái chết của mặt trời - ngôi sao bé xíu, các ngôi sao bự khác (gấp 10 - 30 lần mặt trời) thì sao. Đáng buồn thay, nó bự quá khiến nó tổng hợp nên kim loại nặng hơn, đó là sắt (Fe). Sắt là nguyên tố nguy hiểm nhất vũ trụ (thấy các bác khoa học bảo thế). Tức là sao? Tức là sau vài giây khi tạo ra sắt, ngôi sao "bùm", năng lượng của vụ nổ này lớn hơn toàn bộ năng lượng cả đời của mặt trời tạo ra. Nó gọi là vụ nổ siêu tân tinh (Supernova), có thể nói sau Big Bang thì Supernova là vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ.
       Supernova., dài vãi.
       Khi một sao bự tổ chảng nổ tung do sắt (sắt chỉ mất vài giây để gây ra vụ nổ) gọi là vụ nổ siêu tân tinh. Nó cực lớn, tuy nhiên nó không tàn phá hoàn toàn ngôi sao khổng lồ của chúng ta. Nếu như mặt trời tạo ra sao lùn sau khi phân rã (nổ nhẹ nhàng), thì ngôi sao khổng lồ của chúng ta sau vụ nổ siêu tân tinh tạo ra một ngôi sao mang tên Neutron Star. Tuy nhiên nó siêu bé (đường kính chỉ vài chục km) và siêu đặc. Nói về độ đặc thì người ta nói rằng, 1cm khối của nó, tức là to gần bằng ngón tay cái thôi, nặng bằng tất cả các xe hơi trên đất nước Mỹ cộng lại. Thật là vlin :)))
       Tuy nhiên vụ nổ siêu tân tinh lại đem lại cho chúng ta mọi thứ, nó tạo ra các nguyên tố nặng vàng, bạc, titan,.., các nguyên tố cho sự sống, everything. Nói cách khác, Supernova là khởi nguồn của sự sống.
       Supernova - khởi nguồn của sự sống, sẽ viết một bài riêng về em này @@
       Rồi bây giờ ta đi đến chớp Gamma (Gamma-ray burst)..
       Cái này thật sự khó và không biết phải nói nó như thế nào.
       Có thể nói rằng Chớp Gamma là sản phẩm của một vụ nổ siêu siêu tân tinh (Giant Supernova).
       Ở những ngôi sao khổng lồ hơn hai loại sao trên, khi trọng lực thắng phản ứng nhiệt hạch, chúng tạo ra một thứ khác biệt hoàn toàn sao lùn trắng hay sao Neutron, đó là Black Hole :))
Lượng vật chất mà Black Hole nhận được mỗi giây sau khi sao chết tạo ra nó bằng khối lượng của 1triệu trái đất.
       Ăn tham thì mắc nghẹn. 1 triệu trái đất trên giây là lượng vật chất khổng lồ mà Black Hole không thể tiêu thụ hết, và??? Đương nhiên rồi, phụt ra chứ làm gì nữa. Cái đó gọi là Chớp Gamma (Gamma-ray burst) - gần giống chuẩn tinh đó. Chớp Gamma, có độ sáng gấp tầm 100 triệu lần một vụ nổ siêu tân tinh, một vụ nổ siêu tân tinh bằng năng lượng của 10 tỉ năm hoạt động của mặt trời, cứ thế mà nhân lên thôi.
       Nói sao nhỉ? So beautiful, so deadly :*
Kết: sinh ra dữ dội, hoạt động dữ dội và chết đi cũng dữ dội không kém đó là Stars - vật thể tượng trưng của cả vũ trụ này.
#Thewilf